Trẻ nhỏ là búp măng - là nhân lực phát triển toàn diện của đất nước trong tương lai. Vì vậy, cần phải cung ứng đủ năng lượng, dưỡng chất cho trẻ, nhất là trong giai đoạn tiểu học, là điều hết sức cần thiết giúp trẻ tăng trưởng đều đặn về thể chất và các chức năng quan trọng khác (tâm lý, vận động …) nhằm tạo dự trữ tốt chuẩn bị cho sự tăng vọt ở tuổi dậy thì. Theo nghiên cứu cho thấy, dinh dưỡng là yếu tố quan trọng chiếm đến 32% trong việc phát triển chiều cao, môi trường sống chiếm 25% và 20% từ chế độ vận động, giúp con tăng trưởng chiều cao tối ưu.
Các giai đoạn phát triển chiều cao: Có ba giai đoạn có tính chất quyết định về chiều cao:
- Giai đoạn bào thai (giai đoạn 1): Trong suốt 9 tháng mang thai, người mẹ cố gắng đảm bảo dinh dưỡng tốt nhằm tăng trọng từ 10-12kg để bé đạt chiều cao 50cm lúc sinh (tương ứng cân nặng lúc sinh khoảng 3kg)
- Giai đoạn sơ sinh đến 3 tuổi (giai đoạn 2):
- Năm thứ nhất: tăng 25 cm
- Hai năm kế tiếp: mỗi năm tăng 10cm.
- Sau 4 tuổi: chiều cao tăng trung bình 5 – 6 cm/năm cho đến tuổi dậy thì
- Giai đoạn dậy thì (giai đoạn 3):
- Trẻ gái 10-16 tuổi, trẻ trai 12-18 tuổi là thời gian dậy thì.
- Trong giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì, có một đến hai năm chiều cao tăng vọt 8 – 12 cm mỗi năm nếu được chăm sóc dinh dưỡng tốt. Tuy nhiên không thể dự đoán chính xác đó là năm nào nên cần phải đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ suốt trong giai đoạn này.
- Sau tuổi dậy thì: chiều cao trẻ tăng rất chậm.
- Trẻ 10 tuổi sẽ có chiều cao bằng 80% chiều cao lúc trưởng thành.
- Chiều cao lúc trưởng thành được ước đoán bằng chiều cao lúc 2 tuổi x 2
- Giai đoạn từ 25-30 tuổi: chiều cao ngừng phát triển. Về sau, nếu quá trình loãng xương xảy ra nhanh, cơ thể chỉ có thể thấp lại chứ không cao thêm lên được nữa.
Yếu tố dinh dưỡng ảnh hưởng đến chiều cao của con:
Chất đường bột
Vai trò: Tinh bột (carbohydrate) là chất cung cấp năng lượng chính cho các hoạt động của các tế bào trong cơ thể, Có 3 loại tế bào trong cơ thể chỉ sử dụng chất bột đường làm nguyên liệu sinh năng lượng: tế bào não, tế bào hồng cầu, tế bào cơ. Vì vậy chất bột đường cần thiết cho cả hoạt động thể lực của cơ bắp lẫn các hoạt động trí tuệ của các tế bào não.
Có nhiều trong các loại ngũ cốc như gạo, lúa mì, yến mạch, các loại khoai (khoai tây, khoai mì, khoai sắn,…), cơm, bún, miến, hủ tiếu, phở, bánh mì, các loại hạt (hạt điều, hạt óc chó, hạt mắc ca, hạt bí,…), các loại rau xanh và các loại đậu.
Chất đạm
Vai trò: Xúc tác hầu như tất cả các phản ứng hóa học trong cơ thể, điều chỉnh biểu hiện gen, giúp sửa chữa và xây dựng các mô của cơ thể, tăng khối lượng cơ bắp, duy trì khối lượng xương, giảm huyết áp, giảm cảm giác đói, giảm mức độ thèm ăn, tăng cường trao đổi chất và hiệu suất chuyển hóa chất béo thành năng lượng.
Có nhiều trong sữa, thịt động vật (gia súc, gia cầm, hải sản,…), lòng trắng trứng và trong các loại đậu (đậu Hà Lan, đậu nành, đậu que,…)
Chất béo
Vai trò: Giúp xây dựng cấu trúc cấu trúc màng tế bào, hỗ trợ phát triển trí não, xương, thị giác, hệ miễn dịch, sức khỏe tim mạch cho bé.
Trong cơ thể, chất béo có chức năng như một kho dự trữ năng lượng quan trọng. Chúng cũng giúp hòa tan vitamin A, D, E, K cho cơ thể hấp thụ. Những vitamin này không thể được hấp thụ nếu thiếu chất béo.
Có nhiều trong mỡ động vật, lòng đỏ trứng, dầu oliu, quả bơ, dầu ăn công nghiệp hoặc trong các loại hạt và các loại đậu.
Vitamin và khoáng chất
Vai trò: Được xem là những chất dinh dưỡng thiết yếu bởi vì khi phối hợp với nhau, chúng thực hiện hàng trăm vai trò trong cơ thể. Trẻ cần cung cấp đầy đủ 13 vitamin và 14 khoáng chất để phát triển khỏe mạnh, tăng trưởng chiều cao tối đa.
Trong đó, canxi, magiê và vitamin D3 là “bộ ba thần thánh” có ảnh hưởng trực tiếp đến mật độ xương, ảnh hưởng trực tiếp đến việc quyết định chiều cao của trẻ. Các dưỡng chất này có nhiều trong các loại rau xanh, củ và trái cây tươi.
Để bé phát triển chiều cao tối ưu thì cần có nền tảng dinh dưỡng vững chắc cho con. Một chế độ ăn đa dạng, đủ các nhóm chất dinh dưỡng, một chế độ vận động hợp lý, đảm bảo ngủ đủ giấc là cần thiết. Mẹ đừng quên bổ sung bộ ba dưỡng chất vàng Canxi, vitamin D3 và vitamin K2 vào chế độ ăn hàng ngày của con vì một tương lai cao lớn vượt trội của bé!
Vitamin D3 đóng vai trò tổng hợp Canxi hấp thụ vào máu và Vitamin K2 sẽ là trung tâm giúp chuyển hóa Canxi vào xương và làm tăng mật độ xương. Vì thế, để bé phát triển chiều cao phải bổ sung đủ cả 3 dưỡng chất Canxi, vitamin D3 và vitamin K2 mẹ nhé!
Các yếu tố ngoài dinh dưỡng ảnh hưởng đến chiều cao:
- Di truyền: Do gen quyết định
- Vận động thể lực: Vận động sẽ kích thích, đẩy mạnh quá trình chuyển hóa năng lượng, trao đổi chất, thúc đẩy tăng trưởng cơ thể và tăng cường đưa canxi vào mô xương giúp xương dài ra và vững chắc hơn. Cần tạo cho trẻ thói quen luyện tập, vận động mỗi ngày bằng những công việc hàng ngày và thể dục thể thao vừa sức, phù hợp từng độ tuổi, điều kiện gia đình … trong gia đình và trường học
- Giấc ngủ: trẻ cần được ngủ đủ giấc, cho trẻ ngủ sớm trước 10h đêm giúp tăng tiết hormone tăng trưởng giúp trẻ dài ra trong giấc ngủ.
- Chăm sóc trẻ: Chích ngừa đầy đủ giúp phòng tránh bệnh tật, vệ sinh cá nhân, vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ giúp trẻ hạn chế mắc các bệnh nhiễm trùng, ngộ độc, có điều kiện để có sức khỏe và tăng trưởng tốt.
- Cải tạo môi trường sống: Vệ sinh, an toàn, hạn chế bệnh tật. Quá trình theo dõi và chăm sóc toàn diện cho trẻ phải được liên tục từ lúc mới sinh cho đến khi trẻ hết tăng trưởng chiều cao.
Nguồn: Viện Dinh dưỡng TP. Hồ Chí Minh