Phòng chống thiếu máu dinh dưỡng

Give You Peace Of Mind

0933 516 299

congtuan@vcfoods.vn

Phòng chống thiếu máu dinh dưỡng

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG THIẾU MÁU DINH DƯỠNG 

1. Bổ sung sắt bằng đa dạng hóa bữa ăn

Đa dạng hóa bữa ăn là giải pháp bền vững nhất để cải thiện tình trạng vi chất của người dân.

Cần cung cấp đủ năng lượng và các thực phẩm giàu sắt cho người mẹ, hướng dẫn lựa chọn các thực phẩm giàu sắt, hạn chế sử dụng các thực phẩm hay đồ uống chứa chất ức chế hấp thu sắt như nước chè đặc, cà phê… Khuyến khích cách chế biến hạt nẩy mầm, lên men như làm giá đỗ, dưa chua để tăng lượng vitamin C và giảm acid phytic trong thực phẩm. Phát triển chăn nuôi gia đình, đặc biệt là phát triển hệ sinh thái vườn-ao-chuồng (VAC) để tạo nguồn thức ăn thường xuyên trong gia đình.

Đa dạng hóa bữa ăn là giải pháp bền vững nhất để cải thiện tình trạng vi chất của người dân.

  Phát triển hệ sinh thái VAC để tạo nguồn thức ăn thường xuyên trong gia đình 

Thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Tiếp tục cho trẻ bú mẹ đến 24 tháng và cho ăn bổ sung hợp lý. Tăng cường cho trẻ ăn thức ăn giàu sắt. 

Thực hiện Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu

2. Bổ sung viên sắt

Bổ sunviêsắt được xelà mộtronnhngiải pháquatrọntronviệc giải quyết tìntrng thiếu máu do thiếu sắt. Giải pháp này có khả năng cải thiện nhanh tình trạng sắt trên cộng đồng và đặc biệt có giá trị trong những trường hợp tăng nhu cầu trong một giai đọan ngắn và biết trước được (như bổ sung trong giai đoạn có thai, trẻ em đang lớn, phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ).
 

Bổ sung sắt, acid folic bằng đường uống: phụ nữ là đối tượng rất dễ bị thiếu sắt và acid folic và trong một số trường hợp, sự bổ sung hai chất dinh dưỡng này thông qua ăn uống là không đủ, do vậy, cần phải bổ sung bằng đường uống thuốc. Phụ nữ không mang thai bổ sung sắt/acid folic mỗi tuần 1 viên (60 mg sắt nguyên tố, 2800 mcg acid folic) trong thời gian 3 tháng, nghỉ 3 tháng, sau đó tiếp tục bổ sung 3 tháng. Phụ nữ có thai cần uống bổ sung viên sắt/acid folic 1 viên/ngày (60 mg sắt nguyên tố và 400 mcg acid folic) từ khi phát hiện có thai đến sau khi sinh một tháng. Để tránh tác dụng phụ (như buồn nôn, táo bón..) của viên sắt nên uống sau bữa ăn 1-2 giờ, sắt hấp thu tốt khi  trong khẩu phần ăn sử dụng những thực phẩm có nhiều Vitamin C. Không uống sắt cùng với chè, cà phê vì chất tanin trong chè, cà phê sẽ giảm hấp thu sắt.

Thực hiện bổ sung viên sắt/acid folic cho phụ nữ có thai và phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ, không có thai. Liều uống bổ sung:

Đối với phụ nữ có thai: Phụ nữ có thai cần uống bổ sung viên sắt/acid folic 1 viên/ngày (60 mg sắt nguyên tố và  Uống viên sắt từ khi phát hiện có thai đến sau sinh một tháng.  

Đối với phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ không có thai:  Phụ nữ không mang thai bổ sung sắt/acid folic mỗi tuần 1 viên (60 mg sắt nguyên tố, 2800 mcg acid folic) trong thời gian 3 tháng, nghỉ 3 tháng, sau đó tiếp tục bổ sung 3 tháng... Uống vào một ngày nhất định trong mỗi tuần, tối thiểu uống liên tục trong 4 tháng/ năm (tổng số là 16 viên), nếu có điều kiện uống liên tục trong cả năm. 

Để tránh tác dụng phụ (như buồn nôn, táo bón..) của viên sắt nên uống sau bữa ăn 1-2 giờ, sắt hấp thu tốt khi trong khẩu phần ăn sử dụng những thực phẩm có nhiều Vitamin C. Không uống sắt cùng với chè, cà phê vì chất tanin trong chè, cà phê sẽ giảm hấp thu sắt. Để khắc phục, có thể uống liều tăng dần (uống cách 1 ngày 1 viên sau tăng lên uống hàng ngày), uống vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Viên sắt cần được bảo quản ở nơi khô ráo, tránh ẩm gây mùi khó uống và giảm chất lượng thuốc. Cần đóng sẵn vào túi nilon nhỏ, tiện cấp phát hàng tháng và bảo quản thuốc khỏi mốc hoặc vỡ.

Đối với thiếu nữ đang học ở các trường phổ thông trung học, ngành y tế phối hợp với nhà trường cho nữ sinh từ 15 tuổi trở lên được uống viên sắt hàng tuần, mỗi tuần một viên theo phác đồ bổ sung hàng tuần (như phác đồ phụ nữ không có thai). Ở các xã/ phường, y tế cần phối hợp với đoàn thanh niên, hội phụ nữ tổ chức và quản lý việc uống viên sắt hàng tuần của đối tượng này.

Đối với phụ nữ có thai, áp dụng bổ sung viên sắt theo phác đồ bổ sung hàng ngày.

3. Phòng chống các bệnh nhiễm ký sinh trùng, sốt rét và vệ sinh mội trường

Phòng chống các bệnh nhiễm ký sinh trùng, sốt rét, nhiễm trùng cũng là một trong những giải pháp phòng chống thiếu máu. Cải thiện môi trường được coi là một yếu tố cần thiết đi kèm trong tất cả các can thiệp phòng chống thiếu máu hay thiếu vi chất ở các nước đang phát triển như nước ta. Định kỳ tẩy giun, đặc biệt giun móc sẽ có tác động tới cải thiện tình trạng sắt. Khuyến nghị tẩy giun định kỳ hàng năm bằng Mebendazol và Albendazol, đặc biệt cho phụ nữ (không có thai) và trẻ em trên 2 tuổi.

Tẩy giun định kỳ

Các giải pháp phối hợp là vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân: Khuyến khích thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sử dụng nước sạch cho ăn uống. Xử lý phân rác hợp vệ sinh, không dùng phân tươi bón ruộng, sủ dụng bảo hộ lao động khi làm nông nghiệp.

 

4. Tăng cường sắt vào thực phẩm

 

Tăng cường sắt vào thực phẩm là một giải pháp lựa chọn chiến lược có hiệu quả và an toàn cao. Tăng cường sắt vào thực phẩm đã được triển khai tốt ở các nước phát triển và các nước đang phát triển. Trên thế giới sắt được tăng cường vào các lọai thức ăn như sữa, bột ngũ cốc, bánh mì, mì ăn liền, sữa bột đậu tương, bánh bích quy. Ở Việt Nam sắt được tăng cường vào nước mắm, bánh bích qui, bánh dinh dưỡng Mumsure cho phụ nữ trước khi có thai, phụ nữ có thai và cho con bú, bột dinh dưỡng cho thời kỳ ăn bổ sung, bột dinh dưỡng Growsure…Nhiều nghiên cứu đã chứng minh hiệu quả của bổ sung sắt vào thực phẩm trong việc cải thiện tình trạng sắt cơ thể của trẻ.


Để thực phẩm có tăng cường chất sắt được sử dụng thường xuyên hàng ngày nhằm cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ em, cần tăng cường giáo dục truyền thông để người dân nâng cao hiểu biết và sử dụng sản phẩm vì mục đích nâng cao sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
 

Trích từ cuốn Chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em  - Viện Dinh dưỡng

Chia sẻ:
Bài viết khác:
Zalo
Hotline