GIẬT MÌNH VỚI 4 NGUYÊN NHÂN CHẬM TĂNG CÂN CỦA TRẺ

Give You Peace Of Mind

0933 516 299

congtuan@vcfoods.vn

GIẬT MÌNH VỚI 4 NGUYÊN NHÂN CHẬM TĂNG CÂN CỦA TRẺ

Mỗi đứa trẻ ngày nay hầu như đều được quan tâm để có những chế độ ăn uống đầy đủ, nhưng nhiều trẻ vẫn chậm tăng cân. Điều này khiến các phụ huynh trở nên hoang mang lo lắng. Tuy nhiên, Viện nghiên cứu Dinh dưỡng TP.HCM cho bạn biết rằng mỗi đứa trẻ đều có những nhu cầu về chế độ ăn uống, ngủ nghỉ và vận động khác nhau, trong những giai đoạn phát triển cân nặng khác nhau. Để rõ hơn về nguyên nhân chậm tăng cân của trẻ ngày nay cùng chúng tôi đọc và tìm hiểu những thông tin dưới đây nhé.

Chăm lo giai đoạn vàng của trẻ
Giai đoạn vàng của trẻ là giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi, ở độ tuổi này các bậc phụ huynh, cha mẹ cần có những can thiệp về chế độ dinh dưỡng để giúp trẻ tối ưu hóa được sự phát triển.
Nguyên nhân chậm tăng cân của trẻ cũng bắt nguồn từ 3 năm đầu đời này, nếu không được chăm sóc tốt, có chế độ ăn uống, ngủ nghỉ hay hoạt động đúng thì trẻ em sẽ suy dinh dưỡng, tăng cân không đều hoặc không tăng cân, kết quả cân nặng và chiều cao của con sẽ thấp hơn với những đứa trẻ bình thường.

Giai đoạn vàng của trẻ

Nguyên nhân chậm tăng cân của trẻ
Trẻ em ngày nay, trong một môi trường đầy đủ chất dinh dưỡng, những nguyên nhân chậm tăng cân của trẻ thường được các bác sĩ chỉ ra rằng:

Trên đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến việc chậm tăng cân của trẻ. Khi trẻ nhà bạn mắc phải một số vấn đề trên, bạn cần tìm hiểu và điều chỉnh chế độ ăn uống, môi trường phù hợp để trẻ có thể phát triển toàn diện nhất.
Phương pháp chữa lành chứng chậm tăng cân của trẻ

Mỗi đứa trẻ, chúng đều thích các loại thức ăn nhanh ngày nay như mì gói, đồ chiên dầu mỡ, hay những thức ăn vặt nghèo nàn chất dinh dưỡng được bày bán ở quán. Khi hiện tượng này diễn ra trong thời gian dài, khiến trẻ chậm tăng cân. Để giải quyết tình trạng này, Viện nghiên cứu dinh dưỡng TP.HCM đã đưa ra những chất dinh dưỡng mà bé cần được cung cấp, đặc biệt trong giai đoạn vàng:

- Trẻ em cần được cung cấp chất đạm từ các loại thịt nạc, cá hay hải sản. Không những thế chất đạm còn chứa nhiều trong trứng, sữa, sữa chua, đậu đỗ… Sự đa dạng từ nguồn cung cấp, phụ huynh dễ dàng lên thực đơn hàng ngày.
- Cung cấp đầy đủ tinh bột đường từ các sản phẩm thực phẩm lành mạnh như gạo và sản phẩm chế biến từ gạo, mì, bánh mì nguyên cám hay yến mạch, khoai củ…
- Chất xơ là chất không thể thiếu trong món ăn hàng ngày, nó nằm trong rau củ quả tươi ngon, trái cây tươi,… Những chất này giúp tăng lợi khuẩn đường ruột, tăng cường sức đề kháng, chống táo bón, giúp trẻ khỏe mạnh hơn.
- Các chất béo từ các loại dầu oliu, mỡ, trái bơ hay phomai.
- Ngoài ra không thể thiếu vitamin và các chất khoáng từ các loại rau củ quả, ngũ cốc, sữa,..

Khi trẻ nhà bạn mắc chứng chậm tăng cân, để khắc phục điều đó chúng ta cần chia nhỏ khẩu phần ăn. Ăn một lần và quá nhiều lượng thức ăn khiến trẻ bị choáng, ngấy và rất khó tiêu khi nhiều chất ăn cùng một lúc. Để tránh tình trạng chán ăn, thì chúng ta nên chia nhỏ khẩu phần ăn, ăn vừa đủ khiến đường ruột tiêu hóa hết, và giúp trẻ có cảm giác đói để thúc đẩy sự ăn của trẻ.

- Cần được bổ sung các chất từ sữa
- Nên cho bé uống đủ nước
- Khi trẻ biếng ăn không nên ép trẻ ăn quá nhiều
- Cho trẻ vận động đầy đủ
- Nên khám sức khỏe và tẩy giun hàng năm và theo định kỳ

 

Chia sẻ:
Bài viết khác:
Zalo
Hotline