AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG KHOA HỌC

Give You Peace Of Mind

0933 516 299

congtuan@vcfoods.vn

AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG KHOA HỌC

Đây là diễn đàn trao đổi giữa các nhà báo trong nước với các nhà khoa học, các chuyên gia đến từ Việt Nam, Hoa Kỳ, châu Âu, giúp các nhà báo có cái nhìn khoa học về các vấn đề liên quan tới an toàn thực phẩm và thông tin một cách có trách nhiệm về vấn đề này. 


Theo ông Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, an toàn thực phẩm là một vấn đề luôn được Chính phủ, cộng đồng xã hội luôn đặc biệt quan tâm. Đây là một trong các chủ đề chính được đăng tải thường xuyên và tuyên truyền trên các phương tiện báo chí, truyền thông tại Việt Nam trong những năm gần đây. 
Với sức lan tỏa nhanh và rộng khắp, báo chí đã giúp công chúng ngày càng ý thức hơn tới quy trình sản xuất, cách thức tạo ra thực phẩm họ tiêu dùng hàng ngày và đề cao vấn đề an toàn và dinh dưỡng. Mặt khác, những lo ngại về an toàn thực phẩm cũng là đề tài thu hút mạnh mẽ với giới truyền thông, rất dễ bị khai thác và “cường điệu hoá”. 
“Điều này cho thấy, trách nhiệm to lớn của báo chí trong việc cung cấp thông tin một cách khoa học, đầy đủ ngày càng trở nên quan trọng, giúp công chúng có kiến thức trước khi đưa ra những lựa chọn tiêu dùng thông minh của mình”, ông Hồ Quang Lợi nhấn mạnh. 
Tác động to lớn của truyền thông trong việc định hướng thông tin cho công chúng một cách khoa học về vấn đề an toàn thực phẩm là điều rất dễ nhận thấy. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng thông tin về an toàn thực phẩm còn thiếu khoa học, thiếu chính xác, thậm chí là thông tin phục vụ mục đích không trong sáng, mục đích vụ lợi. 
Tại hội thảo, ông Jason Sandahl, Chuyên viên Kỹ thuật về An toàn thực phẩm, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã cung cấp các vấn đề lý thuyết về các nguyên tắc đánh giá an toàn thực phẩm đối với sản phẩm nông nghiệp đầu vào. Cụ thể là các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật và phân tích một số thông tin nhiễu liên quan tới tính an toàn của các sản phẩm này. Đồng thời, làm rõ các khái niệm về tồn dư thuốc bảo vệ thực vật (MRL), mức tiêu thụ hàng ngày có thể chấp nhận được (AID)… 
Theo ông Jason Sandahl, sự thiếu sót trong việc cung cấp thông tin đầy đủ tới công chúng về những tiêu chí đánh giá này đã đẩy cao lo lắng của công chúng và dẫn tới những hiểu lầm rằng “thuốc bảo vệ thực vật là không an toàn”. 
Ông Jason Sandahl cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc sử dụng các giải pháp bảo vê thực vật tiên tiến nhằm đảm bảo đủ lương thực cho dân số toàn cầu. Vấn đề mấu chốt là cần có một nền tảng pháp lý chuẩn khoa học và có sự tham gia của nhiều bên trong việc thực thi các phương thức thực hành nông nghiệp bền vững. Nông dân, cơ quan quản lý và các đơn vị sản xuất – phân phối đều có trách nhiệm và nghĩa vụ ngang nhau trong đảm bảo sản xuất ra lương thực an toàn và dinh dưỡng tới người tiêu dùng. 
Nhìn nhận cụ thể tại Việt Nam, ông Đào Xuân Cường, Giám đốc quỹ Syngenta Foundation, đại diện Hiệp hội CropLife Việt Nam cho biết, 24,5 triệu hộ nông dân nhỏ phụ thuộc vào các giải pháp bảo vệ thực vật để ngăn ngừa dịch hại và áp lực cỏ dại gây hại cho cây trồng làm giảm năng suất.

Tuy nhiên, lạm dụng sử dụng quá liều các vật tư nông nghiệp đầu vào như thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hoá học. Việc nhập khẩu thiếu kiểm soát các sản phẩm kém chất lượng; thiếu truy xuất nguồn gốc… cũng là các yếu tố khác ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm. 
Ông Đào Xuân Cường cho rằng, thách thức lớn nhất nằm ở việc thay đổi thói quen canh tác của đại đa số nông hộ nhỏ trong nước. Bên cạnh việc tổ chức các chương trình hướng dẫn nông dân sử dụng có trách nhiệm các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật, việc truyền thông hướng tới nông dân cần được đẩy mạnh hơn nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của họ trong chuỗi sản xuất nông nghiệp an toàn./.

Chia sẻ:
Bài viết khác:
Zalo
Hotline