An toàn khi sử dụng rượu

Give You Peace Of Mind

0933 516 299

congtuan@vcfoods.vn

An toàn khi sử dụng rượu

Rượu chứa Methanol gây ngộ độc rượu làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và tính mạng của người sử dụng rượu, nguyên nhân do sản phẩm rượu có pha tạp chất có chứa methanol công nghiệp. Đây là vấn đề mà xã hội và các cơ quan quản lý quan tâm hiện nay khi các vụ ngộ độc rượu do sử dụng các sản phẩm không có nhãn mác, thương hiệu, nguồn gốc hoặc có chứa Methanol với hàm lượng cao. Do đó người sản xuất, người kinh doanh và người tiêu dùng cần được tuyên truyền về các quy định về chất lượng sản phẩm và điều kiện sản xuất, kinh doanh rượu an toàn.

Ngộ độc rượu trong thời gian gần đây đang ở tình trạng đáng báo động theo Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế, 10 năm qua, trên toàn quốc có 500 người bị ngộ độc do sử dụng rượu không đảm bảo chất lượng, trong đó có hơn 100 ca tử vong. [1] Ngộ độc rượu không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến tính mạng của người sử dụng rượu mà nguyên nhân do sản phẩm rượu có pha tạp chất có chứa Methanol. Đây là vấn đề mà xã hội và các cơ quan chức năng quan tâm hiện nay khi các vụ ngộ độc rượu do sử dụng các sản phẩmrượukhông có nhãn mác, thương hiệu, nguồn gốchoặccó chứa methanol với hàm lượng cao.

Rượu được ngâm với thảo dược và được đựng trong chai thủy tinh không nhãn mác (Nguồn: Internet)

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại rượu, trong phạm vi bài viết này, Sở An toàn thực phẩm cung cấp một số thông tin, để người tiêu dùng có thêm kiến thức trong việc sử dụng rượu an toàn.

Rượu là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men hoặc hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm tinh bột của ngũ cốc, dịch đường của cây, hoa, củ, quả hoặc là đồ uống được pha chế từ cồn thực phẩm [1].

Ethanol được lên men từ tinh bột như ngũ cốc, các loại rau củ có chứa tinh bột hoặc đường. Khác với Ethanol, Methanol được lên men từ nguyên liệu có

chứa cellulose (gỗ). Trong thực phẩm chỉ có Ethanol đã được loại bỏ tạp chất, đạt chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia là có thể được sử dụng để sản xuất các đồ uống có cồn, còn Methanol lại gây độc và thường được dùng như dung môi để hòa tan các chất hữu cơ hoặc vô cơ.

Khi uống vào cơ thể các loại rượu có chứa hàm lượng Methanol cao khi Methanol vào cơ thể sẽ được chuyển hóa ở gan dưới tác dụng của men thành andehyd và nhanh chóng chuyển thành acid formic (một hợp chất tồn tại trong nộc độc của kiến và ong), và nó được xem là thủ phạm gây ngộ độc Methanol, còn đối với rượu qua chưng cất loại bỏ methanol thì thành phần chính là Ethanol khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành acid acetic (thành phần chính của giấm ăn) không độc.

Các trường hợp ngộ độc rượu sẽ phát hiện hàm lượng Methanol rất cao trong cơ thể và khi Methanol vào cơ thể ban đầu gây say giống rượu bình thường. Sau khi uống từ 1 đến 2 ngày, Methanol trong cơ thể chuyển hóa thành axit formic rất độc. Máu bị nhiễm axit khiến bệnh nhân có triệu chứng như khó thở; tổn thương mắt gây nhìn mờ, nặng hơn có thể gây mù; thậm chí phù não, hôn mê, hoại tử não và tử vong [1].

Để hạn chế tối đa việc ngộ độc rượu và đảm bảo sức khỏe, người tiêu dùng cần lưu ý các vấn đề sau khi mua, lựa chọn sản phẩm rượu:

1. Rượu sản xuất để tiêu thụ trong nước và rượu nhập khẩu phải được dán tem và ghi nhãn hàng hóa [2] theo quy định gồm một số thông tin bắt buộc trên nhãn: Tên sản phẩm; tên, địa chỉ thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá, xuất xứ hàng hoá, định lượng sản phẩm, hàm lượng ethanol, thông tin cảnh báo (nếu có)…

2. Nên mua ở các cửa hàng có uy tín, thương hiệu...và những nơi đáp ứng đầy đủ các điều kiện kinh doanh thực phẩm nói chung và có giấy phép kinh doanh rượu nói riêng (trừ hoạt động bán rượu tiêu dùng tại chỗ).

3. Không nên mua: Sản phẩm rượu trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

4. Không uống rượu ngâm với: lá, rễ cây, phủ tạng động vật không rõ độc tính hay rượu ngâm theo kinh nghiệm cá nhân. 

5. Không uống rượu khi không biết đó là rượu gì, nguồn gốc xuất xứ, rượu không có công bố tiêu chuẩn chất lượng, khi đang đói, mệt hoặc đang uống thuốc điều trị.

Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu: Sản xuất, kinh doanh rượu thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Trong quá trình phân phối, bán buôn, bán lẻ rượu, thương nhân phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, phòng cháy và chữa cháy; Về chất lượng và an toàn thực phẩm: tổ chức, cá nhân kinh doanh rượu thực hiện công bố sản phẩm rượu, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại. Thủ tục công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm và các văn bản quy phạm luật hiện hành khác; Rượu sản xuất để tiêu thụ trong nước và rượu nhập khẩu phải được dán tem và ghi nhãn hàng hóa theo quy định.

Bản thân rượu cũng là chất có thể gây độc hại cho cơ thể khi bị lạm dụng. Sử dụng rượu, bia nhiều có hại đến sức khỏe người sử dụng và tác động xấu đến gia đình, an toàn giao thông, trật tự, an toàn xã hội, kinh tế,… do đó Chính phủ đã ban hành Luật Phòng chống tác hại bia rượu năm 2019 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng chống tác hại của rượu bia. 

Những tác hại của rượu bia đối với sức khỏe (Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam)

Trong những tháng đầu năm 2024, Sở An toàn thực phẩm đã có văn bản số 233/SATTP-&GSNĐTP ngày 30 tháng 01 năm 2024 về việc tăng cường phòng chống ngộ độc rượu trong dịp Tết Nguyên đán và mùa Lễ hội xuân 2024 trên địa bàn thành phố, trong đó: Sở An toàn thực phẩm tăng cường thanh, kiểm tra tại các cơ sở sản xuất rượu trên địa bàn Thành phố và lưu ý người tiêu dùng khi sử dụng rượu.

 Với quan điểm sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi người dân và nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao sức khoẻ cả về thể chất, tinh thần và xã hội, chú trọng đến tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của người dân Thành phố Hồ Chí Minh, Sở An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân sử dụng rượu đúng lúc, đúng dịp, chỉ sử dụng những loại rượu đã được kiểm soát chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ, thương hiệu rõ ràng và không sử dụng những loại rượu trôi nổi trên thị trường để phòng ngộ độc rượu./.    

[1] Thời báo VTV – Đài truyền hình Việt Nam, Cảnh báo nguy cơ ngộ độc  rượu, https://vtv.vn/vtv8/canh-bao-nguy-co-ngo-doc-ruou-20230220151347495.htm, truy cập ngày 11/4/2024. 

Nguồn: Sở An Toàn Thực Phẩm TP. Hồ Chí Minh

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia năm 2019.

2. Nghị định 105/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu.

3. Nghị định 17/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 2 năm 2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.

4. Nghị định số 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14 tháng 4 năm 2017 về nhãn hàng hóa.

5. Nghị định 111/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2021 của Chính Phủ, sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính Phủ về nhãn hàng hóa.

6. Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe – Sở Y tế Thừa Thiên Huế (2017), Methanol với vấn đề ngộ độc rượu, https://cdc.thuathienhue.gov.vn/UploadFiles/download/ttytthang2742017sua.pdf

 

Chia sẻ:
Bài viết khác:
Zalo
Hotline